Cho đi cũng chính là nhận lại
TS. Phan Quốc Kinh – bầu nhiệt huyết chưa hề dừng lại
Infographic: Một số dấu hiệu nhận biết người bị run vô căn
Bạn có thuộc nhóm 3/4 dân số không uống sữa bò càng khỏe re?
7 lý do để bạn nên luyện tập yoga mỗi ngày!
Tại sao lại phải cho đi?
Cho đi là một hình thức san sẻ, ban tặng, bố thí, cúng dường – có thể gọi bằng nhiều danh từ khác nhau, tùy theo đối tượng, hoàn cảnh, cách thức, nhưng việc làm này đều có chung một ý nghĩa là: Đem những những thuộc sở hữu của mình, những thứ mà cá nhân mình có đến cho người khác.
Không cần phải là người giàu mới có thể cho đi. Bởi cho đi không nhất thiết phải là vật chất. Có vô vàn cách thức để cho đi, từ những thứ đơn giản nhất, có thể là tiền bạc, lời nói, ánh mắt, hành động, thời gian… Mọi thứ ta đều có thể cho đi, chỉ cần cái TÂM luôn rộng mở. Hành động cho đi không phải được đo lường bằng số lượng vật chất mà nó thể hiện từ tấm lòng và tình thương xuất phát từ tâm ý của mỗi người.
Người nghèo vẫn có thể cho đi bằng sự đồng cảm, chia sẻ với người cùng cảnh ngộ để giúp người khác vơi đi sự tủi thân, đau buồn. Không đủ khả năng vật chất để cứu giúp người có hoàn cảnh có khăn thì có thể kêu gọi sự ủng hộ, san sẻ từ những người xung quanh. Động viên, chia sẻ, nụ cười khích lệ, chia vui, hay đơn giản chỉ là dành một chút thời gian để lắng nghe lời tâm sự của một người nào đó, cũng là cho đi vậy.
Có vô vàn cách thức để cho đi, từ những thứ đơn giản nhất, có thể là tiền bạc, lời nói, ánh mắt, hành động, thời gian…
Khi ta cho đi một thứ gì đó, hoặc một điều gì đó, là đã thắng được lòng ích kỷ, nghĩ đến người khác, muốn đem niềm vui và hạnh phúc đến cho người khác. Khi chúng ta cho đi, chúng ta không nghĩ rằng mình cho đi như thế để tìm niềm vui và hạnh phúc, nhưng niềm vui và hạnh phúc vẫn đến với mình, không tìm cầu cũng tự nhiên đến.
Càng đem đến niềm an vui, hạnh phúc cho nhiều người thì bản thân càng được hạnh phúc. Khi cho đi như thế, ta không mất đi bao nhiêu mà nhận lại được rất nhiều. Khi biết cho đi, tâm từ bi trong ta sẽ được lớn mạnh thêm, ta sẽ được phước báo thiện lành, đặc biệt được nhiều người yêu thương, quý mến. Chính bản thân ta tự cảm thấy nhẹ nhàng, an lạc và hạnh phúc.
Cho – nhận giống như nhân – quả
“Cho” và “nhận” giống như cặp phạm trù “nhân” và “quả”. Trên đời này, luôn có luận nhân quả, gieo gió ắt gặt bão, gieo nhân lành ắt hái quả ngọt. Bạn cho đi thứ gì, bạn sẽ nhận lại được như thế, hoặc nhiều hơn thế.
Xét theo quan điểm của đạo Phật, chấp ngã là nguồn gốc sâu xa của mọi phiền não, khổ đau. Vô ngã theo tinh thần Phật giáo, xóa hết cái tôi, xóa nhỏ cái tôi vào trong vạn loài chúng sinh, chia lợi ích cá nhân cho hết thảy chúng sinh sẽ giảm trừ được khổ đau, bất hạnh.
Tất cả chúng ta sinh ra và tồn tại trên đời này đều do Duyên mà thành. Quen biết nhau, yêu ghét hay hận thù… cũng là cái duyên tạo khởi. Có duyên mới biết, mới quen, rồi yêu hay ghét bỏ. Cái duyên ban đầu là do trời định, nhưng để gắn bó lâu dài, muốn biến cái duyên thành tình yêu thương thì do bản thân ta quyết định, nhờ vào cái cho đi của mỗi người. Cho đi và nhận lại là hình thức luân phiên để trả nợ duyên.
Bởi vậy, mọi thứ chúng ta làm cho nhau đều có sự vay trả. Đôi khi sự vay trả hữu hình và đôi khi cũng vô hình. Khi bạn cho đi những điều tốt đẹp, thì bạn sẽ nhận được sự bình yên trong tâm hồn. Bạn phải hiểu rằng khi cho đi đừng nên toan tính, bởi càng toan tính càng cảm thấy bản thân bị dồn nén.
Hãy cứ vô tư cho đi bằng tấm lòng từ bi của mình và không mong cầu đền đáp
Cho đi đừng mong cầu nhận lại!
Người xưa có câu “Thi ân bất cầu báo”, nghĩa là đừng mong mỏi những gì bạn đã cho đi. Đừng mong người khác sẽ biết ơn và trả lại những gì họ đã nhận được từ bạn. Bởi suy nghĩ này gây nặng nề, khiến bạn hy vọng rồi lại thất vọng nếu điều mong mỏi không thành sự thật. Đó là hành động cho đi có toan tính và tương ứng là niềm hạnh phúc bạn nhận được không trọn vẹn.
Hãy cứ vô tư cho đi bằng tấm lòng từ bi của mình, bằng sự vô tư không toan tính và không mong cầu đền đáp, thì chắc chắn sẽ nhận được nhiều hơn những gì mình đã bỏ ra. Khi ta làm cho người khác vui và hạnh phúc thì tự bản thân ta cũng được hạnh phúc. Hơn nữa, ta giúp đỡ người này, ắt sẽ có lúc có người khác giúp đỡ lại ta.
Câu chuyện ý nghĩa về cho đi và nhận lại
Phật giáo có một câu chuyện rất ý nghĩa về “cho” và “nhận”. Chuyện kể rằng có hai người trước khi thác sinh đã được lựa chọn một trong hai khả năng: Luân hồi chuyển kiếp để “cho” và luân hồi chuyển kiếp để “nhận”.
Người đầu tiên trong đầu đã có sẵn ý định muốn sống sung sướng và hưởng thụ nên lập tức cất tiếng trước xin được thác sinh để “nhận”. Người còn lại vì chậm hơn nên không còn lựa chọn nào khác, buộc phải chọn thác sinh để “cho”.
Ban đầu, người thứ hai có vẻ hơi phiền muộn, nhưng đã nhanh chóng tự an ủi bản thân rằng: “Sống để cho có thể giúp ích cho chúng sinh và biết được ý nghĩa thực sự của cuộc sống, vậy thì ta nên vui thay vì buồn. Dẫu có khổ sở hay thiếu thốn đôi chút, cũng xá gì vì làm điều tốt, tích đức để kiếp sau thác làm người có số phận tốt đẹp hơn”. Vậy là người đó vui vẻ chấp nhận kiếp tới chỉ sống để “cho”.
Sau khi hai người bày tỏ nguyện vọng, Diêm Vương làm khế ước về số mạng. Ông nói với người thứ hai rằng: “Vì ngươi chọn sống để cho đi, vậy ngươi sẽ làm một phú ông giàu có trong kiếp tới, là người có tấm lòng quảng đại chuyên làm từ thiện và phân phát bố thí cho người nghèo khổ”.
Diêm Vương nói tiếp với người đầu tiên: “Còn ngươi vì ngay ban đầu lựa chọn sống để nhận cho nên kiếp tới ngươi sẽ làm một người ăn mày nghèo khổ, sống dựa vào lòng thương và sự bố thí của người khác”.
Nghe xong lời phán của Diêm Vương, người thứ nhất vô cùng thất vọng và hối tiếc, nhưng sự đã rồi, chỉ biết ngửa mặt kêu trời vì quá ngu muội do tham lam, tư lợi mà ra.
Hãy cứ vô tư cho đi bằng tấm lòng từ bi của mình, bằng sự vô tư không toan tính và không mong cầu đền đáp, thì chắc chắn sẽ nhận được nhiều hơn những gì mình đã bỏ ra.
Bình luận của bạn